đánh phỏm //instakl.com uy tín và chất lượng thực sự Sat, 19 Jun 2021 09:11:24 +0000 vi-VN hourly 1 //wordpress.org/?v=5.3.16 đánh phỏm //instakl.com/son-san-polyurethane/ //instakl.com/son-san-polyurethane/#respond Mon, 07 Sep 2020 08:24:48 +0000 //instakl.com/?p=356 Sơn sàn Polyurethane là gì ? Sơn sàn Polyurethane ( gọi tắt là PU) :  là loại sơn chất lượng […]

The post SƠN SÀN POLYURETHANE appeared first on đánh phỏm .

]]>
Sơn sàn Polyurethane là gì ?

Sơn sàn Polyurethane ( gọi tắt là PU) :  là loại sơn chất lượng cao nhựa Polyurethane 3 thành phần, không dung môi, tự trải phẳng. Cho bề mặt đàn hồi, phẳng, mịn, kháng hóa chất và chống mài mòn. Đặc biệt thích hợp áp dụng cho môi trường lạnh, ẩm ướt nhưng yêu cầu bề mặt nền sạch sẽ, không có đường nối và chống chọi thời tiết khắc nghiệt một cách hợp vệ sinh.

Vậy sơn Polyurethane sử dụng ở đâu ?

Sơn Sàn PU được sử dụng cho sàn công nghiệp. nền sàn phòng thi nghiệm, y tế ….. đáp ứng các yêu cầu chứng chỉ GMP, HYGIENIC, HACCP, để chế biến thực phẩm ướt, đồ uống,thủy – hải sản, kho lạnh, kho thực phẩm đông lạnh và đóng gói ướt….

Đặt tính cơ bản của sàn PU :

  • Mặt sàn cứng; chống mài mòn tốt.
  • Kháng hóa chất, kháng lại kiềm, axit và dung môi hữu cơ.
  • Tính cơ học cao và chống va đập.
  • Sử dụng nhiệt độ với phạm vi rộng từ -40°C đến 150°C. ( tùy đồ dày của lớp PU )
  • Chống nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
  • Sản phẩm hoàn thiện không mùi, không gây độc.
  • Chống trượt cho an toàn, sàn loang dầu…..

Phương pháp thi công sàn PU

Với sơn sàn PU, để mang lại những tính năng đó đòi hỏi khá nhiều kinh nghiệm & kĩ thuật trong quá trình thi công. Do đó, quá trình này không thể tự thực hiện nếu bạn không chuyên về lĩnh vực này. Ngoài ra, giải pháp này được thi công theo sơn phương pháp sơn tự san phẳng được chi ra làm nhiều công đoạn với độ dày theo như yêu cầu.  

Chuẩn bị mặt bằng thi công, nền bê tông phải đạt cường độ yêu cầu 25 KN/m2, kiểm tra khuyết tật mặt nền, nếu có phải xử lý bằng phụ gia chuyên dụng.

Yêu cầu kỹ thuật thi công sơn Epoxy:

Chuẩn bị mặt bằng thi công, nền bê tông phải đạt cường độ yêu cầu 25 KN/m2,

Bước 1: Mài nền bê tông tạo độ nhám

–  Tiến hành mài nền bằng máy mài công nghiệp đi kèm với máy hút bụi công nghiệp để có bề mặt tương đối bằng phẳng, loại bỏ chất bẩn bám trên nền, lấy lại cốt nền ở những nơi cần thiết.

– Mài góc, chân tường,cắt đường biên tạo độ bám cho lớp sơn, loại bỏ những vụn hồ, vụn bê tông để có được khối bê tông hoàn hảo hơn.

– Loại bỏ dầu mỡ, hóa chất bằng chất tẩy.

–  Hút bụi, làm sạch lại toàn bộ bề mặt nền.

Bước 2: Xử lý khuyết tật trên bề mặt nền bê tông

–  Sơn lót trước những vị trí cần trám trét.

– Trám trét những khuyết tật lớn của bề mặt bằng putty chuyên dụng đóng rắn nhanh.

– Mài lại những nơi trám trét, kiểm tra lại toàn bộ bề mặt để có bề mặt tương đối bằng phẳng.

– Hút bụi, làm sạch lại toàn bộ bề mặt nền.

Bước 3: Thi công lớp sơn lót

–  Lớp sơn lót ngấm sâu vào nền bê tông hình thành một lớp composite bền vững, tăng cứng bê tông, tạo liên kết tốt giữa nền bê tông và lớp sơn phủ.

– Thi công theo phương pháp lăn, gạt hoặc phun.

–  Dùng cọ quét vào những vị trí rulo không chạm tới được như gầm máy, chân tường….

– Lớp sơn lót phải được phủ kín bề mặt, những vị trí quá hút sơn lót cần được dặm vá bằng sơn lót thêm một lần nữa.

Bước 4: Thi công sơn PU tự san phẳng

– Khuấy điều 3 thành phân sơn đúng thời gian quy định.

– Thi công đổ và cào điều sơn trên mặt phẳng nền bằng công cụ chuyên dụng.

– Lăn rulo gai để khử bọt khí ( phải đúng thời gian để tránh bề mặt sơn đong rắn tạo lớp răn rulo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nền).

Bước 5: Kiểm tra

– Sử dụng giày đinh để đi vào bề mặt sơn chưa đóng rắn, kiểm tra nhặt bỏ tạp chất để có bề mặt sơn PU tự phẳng đẹp như mặt kính.

– Bảo vệ bề mặt sơn PU để tránh có tác động từ bên ngoài trước khi sơn đóng rắn.

Lưu ý :

– Nếu bề mặt bê tông quá xấu, cần bả trước một lớp tự san phẳng để tránh hiện tượng bọt khí sau đổ.

– Bê tông cần chống thấm ngược tốt và đạt tuổi 28 ngày trước khi thi công.

Nói chung, giải pháp sơn sàn Pu đáp ứng tốt các tính năng về nền, sàn kho lạnh công nghiệp với tuổi thọ lâu dài. Để làm được điều đó đòi hỏi không nhỏ kĩ thuật và kinh nghiệm trong khâu thi công sơn sàn PU. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, đánh phỏm là đơn vị chuyên về cung cấp & thi công sơn sàn công nghiệp.

The post SƠN SÀN POLYURETHANE appeared first on đánh phỏm .

]]>
//instakl.com/son-san-polyurethane/feed/ 0
đánh phỏm //instakl.com/son-san-epoxy/ //instakl.com/son-san-epoxy/#respond Mon, 07 Sep 2020 07:03:12 +0000 //instakl.com/?p=353 Sơn sàn epoxy là gì ? Sơn sàn epoxy là gì câu hỏi mà khá nhiều bạn quan tâm muốn […]

The post SƠN SÀN EPOXY appeared first on đánh phỏm .

]]>
Sơn sàn epoxy là gì ?

Sơn sàn epoxy là gì câu hỏi mà khá nhiều bạn quan tâm muốn biết câu trả lời. Khái niệm sơn sàn epoxy được hiểu là sản phẩm sơn nền, sơn sàn nhà xưởng bao gồm hai thành phần. Thức nhất là thành  phần sơn và thứ hai là thành phần đóng rắn hay còn được gọi tắc là thành A và phần B. Là sản phẩm sơn công nghiệp đã được đóng gói theo tỉ lệ của nhà sản xuất khi sử dụng bạn chỉ cần pha trộn hai thành phần với nhau là dùng được

Vậy sơn Epoxy sử dụng ở đâu ?

Nhà xưởng là các công trình làm việc trong môi trường đặc biệt, chịu nhiều tác động ngoại lực và hóa chất ăn mòn hơn các công trình khác.Có thể nói, đây là xu hướng tất yếu để đáp ứng các đòi hỏi, yêu cầu về tiêu chuẩn iso, tiêu chuẩn Châu Âu, các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm, nhà xưởng sản xuất, hệ lụy của môi trường lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm…. Do đó việc lựa chọn thi công nền Epoxy, sàn Epoxy có thể đáp ứng được những yêu cầu trên

Lợi ích từ việc sử dụng sơn Epoxy như thế nào ?

Dòng sơn Epoxy giúp bảo vệ bề mặt sàn bê tông nhà xưởng: Sau thi công sơn Epoxy sẽ tạo nên một lớp liền mạch trên bề mặt ngăn cách nền bê tông tiếp xúc với môi trường axit, bazơ, dầu mỡ phát sinh trong quá trình sản xuất.

Sản phẩm cho khả năng chống chịu lực tốt, độ kháng mài mòn, độ bền  cao. Cụ thể là cho phép xe nâng hàng di chuyển trên bề mặt sàn sau khi thi công.

Đặc biệt, sản phẩm chống thấm nước (chống thấm thuận) không thấm dầu, cho khả năng chống chịu môi trường hóa chất.

Có tính thẩm mỹ cao, không vết nứt, cho bề mặt liền mạch, bằng phẳng và sáng bóng.

Đồng thời kháng nấm mốc, bụi bẩn, dễ lau chùi, phương pháp thi công đơn giản và thời gian thi công ngắn.

Lợi ích phải nhắc đến trong quy trình sơn công nghiệp cho nền nhà xưởng bằng sơn Epoxy đó là giúp tiết kiệm chi phí chiếu sáng cho doanh nghiệp. Bởi sơn epoxy sau thi công cho khả năng phản xạ ánh sáng cao.

Bên cạnh đó, sản phẩm sơn epoxy tự san phẳng mang tính sang trọng cao cho nên rất phù hợp với nhà xưởng cho đến mô hình showroom, văn phòng.

Dòng sản phẩm sơn epoxy còn có khả năng chống tĩnh điện, đáp ứng yêu cầu của các nhà xưởng sản xuất linh kiện điện tử, vi mạch công nghệ cao.

Sơn epoxy tự san phẳng có đặc tính kháng khuẩn và nấm mốc được xem là loại sơn sàn tiêu chuẩn dùng trong cho phòng sạch, bệnh viện, nhà máy dược, nhà máy thực phẩm,…

Dòng Epoxy nào phù hợp cho nền nhà xưởng hiện nay ?

Sơn Epoxy phổ biến hiện này là

  • Sơn epoxy hệ lăn
  • Sơn epoxy hệ tự phẳng

Tùy vào yêu cầu và mục đích sử dụng của nền nhà xưởng của các bạn mà lựa chọn dòng sản phẩm sơn epoxy cho phù hợp để tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo chất lượng khi thi công.Ở đây chúng tôi sẽ tư vấn những ưu khuyết điểm của hai hệ sơn epoxy hiện nay, để các bạn đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất .

  • Sơn epoxy hệ lăn :sử dụng cho sơn nền bê tông nhà xưởng với yêu cầu về tính thẩm mỹ, khả năng chịu lực không quá cao, không phát sinh bụi bẩn. Sản phẩm vẫn bảo vệ được nền sàn bê tông nhà xưởng công nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp mình.
  • Sơn epoxy hệ tự phẳng : với ưu điểm cho khả năng chịu lực tốt, có tính thẩm mỹ cao, bề mặt bằng phẳng tuyệt đối vì lớp sơn có khả năng tự cân bằng. Hơn thế nữa, sản phẩm này còn mang tính kháng khuẩn chuyên dùng cho các môi trường đặc biệt với yêu cầu vô trùng và kháng khuẩn như ở những nơi sản xuất  dược phẩm, phòng sạch, bệnh viện…. Nhưng nhược điểm của loại sơn epoxy này là giá bán hoặc báo giá sơn nền nhà xưởng với mức cao gây trở ngại cho chủ đầu tư với diện tích cần sơn epoxy lớn.

Yêu cầu kỹ thuật thi công sơn Epoxy 

Chuẩn bị mặt bằng thi công, nền bê tông phải đạt cường độ yêu cầu 25 KN/m2, kiểm tra khuyết tật mặt nền, nếu có phải xử lý bằng phụ gia chuyên dụng

Bước 1: Mài nền nhà xưởng: tạo nhám ( bước quan trọng)

Để tạo độ bám dính giữa sơn epoxy đối với nền bê tông nhà xưởng thì bắt buộc phải tạo nhám nền bê tông.

Bước 2: Thi công sơn epoxy lớp sơn lót cho nền nhà xưởng

Do lớp sơn lót có độ thẩm thấu cao cho nên đây là lớp keo để kết dính giữa sàn nền bê tông với lớp epoxy phủ.

Bước 3: Sơn nền epoxy lớp phủ cho nhà xưởng:

The post SƠN SÀN EPOXY appeared first on đánh phỏm .

]]>
//instakl.com/son-san-epoxy/feed/ 0
đánh phỏm //instakl.com/tu-van-qui-trinh-thi-cong-son/ //instakl.com/tu-van-qui-trinh-thi-cong-son/#respond Mon, 07 Sep 2020 01:46:20 +0000 //instakl.com/?p=348 Sơn là gì ? Trả lời : Sơn là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết […]

The post QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN DÂN DỤNG appeared first on đánh phỏm .

]]>
Sơn là gì ?
Trả lời : Sơn là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục bám trên bề mặt vất chất. Hỗn hợp được điều chỉnh với một lượng phụ gia và dung môi tùy theo theo tính chất của mỗi loại sản phẩm .

Tại sao ta dùng sơn ?
Trả lời : Sơn là sản phẩm có nhiều màu sắc phong phú đa dạng. lại có những tính chất quan trọng, bám dính trên nhiều bề mặt khác nhau. Chính vì thế nên sơn được sử dụng rất rộng rãi với các mục đích :
– Trang trí
– Bảo vệ
– Các chức năng khác……

Thi công sơn nước cần có những kỹ thuật gì? Có cần thiết phải theo một quy trình?

Dưới đây là một quy trình thi công sơn nước chuẩn giúp tăng tuổi thọ công trình mà công ty chúng tôi tư vấn đến các bạn

  1. Thi công bột bả hay còn gọi là trét tường

* Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thô

– Dùng đá mài sơ qua bề mặt cần bả, sơn.
– Vệ sinh sạch sẽ bề mặt có thể dùng chổi súng phun hơi hoặc rửa bằng nước sạch.

* Bước 2: Trét bột bả:

Kiểm tra độ ẩm của bề mặt tường cần bả:

– Độ ẩm của bề mặt cần bả: Từ 25 – 30%
– Bề mặt quá khô có thể lăn nước sạch trước khi trét bột.
Khuyến cáo: Không bả bột khi tường quá khô hoặc quá ẩm.

Trộn bột bả với nước:

– Đổ bột bả từ từ vào nước theo tỷ lệ 1kg với 450 – 500 ml nước.
– Dùng máy hoặc tay trộn đều., nên dùng máy trộn để tạo hỗn hợp đồng điều
– Chờ từ 7 đến 10 phút để hóa chất phát huy hết tác dụng.
Khuyến cáo:
– Không dùng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn.
– Chỉ trộn bột đủ làm trong 3h. Hết trộn tiếp, không trộn thừa làm như vậy tránh trường hợp bột bị vón cục
– Cần tránh không để cát bụi rơi vào bột trét.
* Trét bộ bả:
Dụng cụ: Dao bả, bàn bả.
– Trét 01 lớp chờ khô trét tiếp lớp 2.
– Thời gian giữa 2 lớp phụ thuộc vào độ ẩm trong không khí, nhưng thời gian tối thiểu là 3h.
* Khuyến cáo: Tổng độ dày 2 lớp bột trét không quá 3mm.

Xả nhám hoàn thiện bề mặt trét.

– Sau khi trét tối thiểu 12h, dùng giấy ráp số từ 150 đến 180 xả nhám bề mặt đã trét bột để tạo mặt phẳng cho giai đoạn tiếp theo
– Dùng chổi, nước hoặc súng phun hơi vệ sinh hết bụi bám trên bề mặt đã xả nhám.
* Lưu ý: Đây là một khâu hết sức quan trọng ảnh hưởng tới độ bám dính của màng sơn sau này.
Khuyến cáo:
– Cát, bụi sau khi xả nhám cần quét dọn sạch sẽ tránh trường hợp bị gió thổi làm bám ngược trở lên bề mặt đã xả nhám.
Thời gian này chủ đầu tư nên lựa chọn màu sắc và chủng loại của sơn phủ.
Sau khi bả xong một ngày phải phun nước giữ ẩm, bột bả có nước để đông kết. Nên bả một lớp bột bả mỏng lấp vừa đủ bề mặt tường vừa trát, nên dùng bột bả Alex
* Chú ý: Khi thi công bột bả không bả quá dày dẫn đến sơn bong cả mảng, không đông kết, không bám vào bề mặt tường.

  1. Lăn sơn lót:

Sơn lót là lớp sơn rất quan trọng, có các tác dụng như sau :
– Tạo độ bám dính cho bề mặt sử dụng và lớp sơn phủ.
– Bảo vệ lớp sơn phủ không bị các phản ứng hóa học xảy ra từ bên trong như kiềm hóa, thấm, ăn mòn, tránh cho lớp sơn phủ không bị đổi màu do kiềm hóa, bị ố vàng, bong tróc, hay gỉ sét… Như vậy lớp sơn lót làm tăng độ bền cho lớp phủ.

* Chuẩn bị trước khi dùng sơn:

– Dùng hóa chất hoặc dùng giấy nhám để diệt rêu mốc trên mặt tường. Làm sạch bột, bụi, dầu mỡ hay sáp bằng giấy nhám để đảm bảo bề mặt cần sơn phải sạch, không có tạp chất làm giảm sự bám dính của sơn.
– Độ ẩm bề mặt cần sơn nhỏ hơn 16% theo máy đo độ ẩm  hay để bề mặt tường khô từ 21 đến 28 ngày trong điều kiện bình thường 30oC, độ ẩm môi trường 80%.
* Dụng cụ sơn: Con lăn, cọ quét….
* Số lớp sơn: Trước khi lăn sơn phải khuấy đều, nên lăn từ 2 đến 3 lớp để sơn phủ kín hoàn toàn bề mặt và đảm bảo độ dày vừa đủ thì mới có tác dụng ngăn tường khỏi bị thấm nước, Ngoài tính năng kháng kiềm sơn lót giúp lớp sơn phủ không bị phai màu và màu trắng của sơn lót còn giúp thể hiện màu sắc của lớp sơn phủ chính xác và đẹp mắt hơn.
* Khô bề mặt: 30 – 45 phút
* Thời gian sơn lớp trước cách lớp sau: 2 – 3 giờ
* Lưu ý: Không thi công sơn trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, nhiệt độ thời tiết dưới 10oC.

* Pha sơn:

– Khuấy đều trước khi sử dụng.
– Không nên pha quá nhiều nước.
* Chú ý: Nếu không lăn sơn lót chống kiềm, chống thấm các chất kiềm thoát ra từ trong tường làm cho bề mặt tường loang màu, nấm mốc.

  1. Lăn sơn phủ (Sơn hoàn thiện)

* Sơn màu nước 1:

– Đây chính là công đoạn quan trọng nhất để đảm bảo màu sắc sơn được che phủ đồng đều và tránh lãng phí không đáng có, vì vậy cần thực hiện nghiêm các bước sau:
– Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
– Pha loãng sơn theo thể tích không quá 5% – 7% nước sạch.
– Cần pha theo tỷ lệ giống nhau tránh hiện tượng bị lệch màu.
– Tùy theo từng chủng loại sơn để chọn dụng cụ và biện pháp thi công cho phù hợp.
– Sơn nước một: Yêu cầu sơn đều màu cho toàn bộ hạng mục thi công, sao cho toàn bộ bề mặt sơn màu sắc hoàn toàn đều nhau bất kể đậm hay nhạt so với mã màu trong bảng màu.
– Nếu dùng con lăn phải lăn đi lăn lại cho màng sơn mỏng đều và bám chắc.
* Khuyến cáo:
Sơn đã pha nước nên dùng hết trong 5 ngày.

* Sơn hoàn thiện

– Số lớp sơn màu hoàn thiện có thể cần từ 01 đến 02 lớp tùy ý theo từng màu sắc.
– Sau khi sơn nước một phải để tối thiểu 01 giờ có thể sơn hoàn thiện.
– Trước khi sơn hoàn thiện hãy đảm bảo bề mặt sơn màu nước một hoàn toàn sạch sẽ.
– Có thể pha thêm nước cho sơn màu hoàn thiện nhưng phải đảm bảo tuân thủ khuyến cáo của nhà cung cấp.
– Sơn đều cho toàn bộ hạng mục cần thi công sao cho màu sắc thật đều nhau.
* Khuyến cáo:
– Không nên pha thêm nước vào lớp sơn hoàn thiện tránh trường hợp không đều màu.
– Lăn từ 2 đến 3 lớp sơn phủ để sơn đều màu, mỗi lớp sơn cách nhau từ 1 giờ đến 2 giờ, tác dụng của sơn phủ mang đến cho tường sự mịn màng, bóng loáng và đẹp như bạn mong đợi.
* Chú ý:
* Trước khi lăn sơn phải khuấy đều thùng sơn từ 2 đến 3 phút để sơn dẻo và tăng độ thẩm thấu của sơn, các thành phần của sơn được trộn đều sẽ tốt hơn. Do trong sơn có nhiều loại hóa chất có tỷ trọng khác nhau, nên không khuấy đều sẽ dẫn đến chỗ đậm màu, chỗ nhạt màu.
* Trước khi khuấy đều không được chia thùng (lon) sơn ra làm hai phần dẫn đến hai phần sơn khác nhau về chất lượng và màu sắc.
* Tuyệt đối không lăn sơn trong nhà ra ngoài trời dẫn đến sơn một thời gian sẽ bị phấn hóa.
* Không lăn sơn phủ quá mỏng dẫn đến sơn bị xuống màu nhanh.
* Đối với một ngôi nhà thoáng có nhiều cửa sổ, không bị che chắn dẫn đến cường độ ánh sáng, khuếch tán vào nhà nhiều ta nên sử dụng sơn ngoài trời vào trong nhà để sản phẩm không bị phấn hóa, tránh xoa ra tay.

The post QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN DÂN DỤNG appeared first on đánh phỏm .

]]>
//instakl.com/tu-van-qui-trinh-thi-cong-son/feed/ 0