SƠN SÀN POLYURETHANE
Sơn sàn Polyurethane là gì ?
Sơn sàn Polyurethane ( gọi tắt là PU) : là loại sơn chất lượng cao nhựa Polyurethane 3 thành phần, không dung môi, tự trải phẳng. Cho bề mặt đàn hồi, phẳng, mịn, kháng hóa chất và chống mài mòn. Đặc biệt thích hợp áp dụng cho môi trường lạnh, ẩm ướt nhưng yêu cầu bề mặt nền sạch sẽ, không có đường nối và chống chọi thời tiết khắc nghiệt một cách hợp vệ sinh.
Vậy sơn Polyurethane sử dụng ở đâu ?
Sơn Sàn PU được sử dụng cho sàn công nghiệp. nền sàn phòng thi nghiệm, y tế ….. đáp ứng các yêu cầu chứng chỉ GMP, HYGIENIC, HACCP, để chế biến thực phẩm ướt, đồ uống,thủy – hải sản, kho lạnh, kho thực phẩm đông lạnh và đóng gói ướt….
Đặt tính cơ bản của sàn PU :
- Mặt sàn cứng; chống mài mòn tốt.
- Kháng hóa chất, kháng lại kiềm, axit và dung môi hữu cơ.
- Tính cơ học cao và chống va đập.
- Sử dụng nhiệt độ với phạm vi rộng từ -40°C đến 150°C. ( tùy đồ dày của lớp PU )
- Chống nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
- Sản phẩm hoàn thiện không mùi, không gây độc.
- Chống trượt cho an toàn, sàn loang dầu…..
Phương pháp thi công sàn PU
Với sơn sàn PU, để mang lại những tính năng đó đòi hỏi khá nhiều kinh nghiệm & kĩ thuật trong quá trình thi công. Do đó, quá trình này không thể tự thực hiện nếu bạn không chuyên về lĩnh vực này. Ngoài ra, giải pháp này được thi công theo sơn phương pháp sơn tự san phẳng được chi ra làm nhiều công đoạn với độ dày theo như yêu cầu.
Chuẩn bị mặt bằng thi công, nền bê tông phải đạt cường độ yêu cầu 25 KN/m2, kiểm tra khuyết tật mặt nền, nếu có phải xử lý bằng phụ gia chuyên dụng.
Yêu cầu kỹ thuật thi công sơn Epoxy:
Chuẩn bị mặt bằng thi công, nền bê tông phải đạt cường độ yêu cầu 25 KN/m2,
Bước 1: Mài nền bê tông tạo độ nhám
– Tiến hành mài nền bằng máy mài công nghiệp đi kèm với máy hút bụi công nghiệp để có bề mặt tương đối bằng phẳng, loại bỏ chất bẩn bám trên nền, lấy lại cốt nền ở những nơi cần thiết.
– Mài góc, chân tường,cắt đường biên tạo độ bám cho lớp sơn, loại bỏ những vụn hồ, vụn bê tông để có được khối bê tông hoàn hảo hơn.
– Loại bỏ dầu mỡ, hóa chất bằng chất tẩy.
– Hút bụi, làm sạch lại toàn bộ bề mặt nền.
Bước 2: Xử lý khuyết tật trên bề mặt nền bê tông
– Sơn lót trước những vị trí cần trám trét.
– Trám trét những khuyết tật lớn của bề mặt bằng putty chuyên dụng đóng rắn nhanh.
– Mài lại những nơi trám trét, kiểm tra lại toàn bộ bề mặt để có bề mặt tương đối bằng phẳng.
– Hút bụi, làm sạch lại toàn bộ bề mặt nền.
Bước 3: Thi công lớp sơn lót
– Lớp sơn lót ngấm sâu vào nền bê tông hình thành một lớp composite bền vững, tăng cứng bê tông, tạo liên kết tốt giữa nền bê tông và lớp sơn phủ.
– Thi công theo phương pháp lăn, gạt hoặc phun.
– Dùng cọ quét vào những vị trí rulo không chạm tới được như gầm máy, chân tường….
– Lớp sơn lót phải được phủ kín bề mặt, những vị trí quá hút sơn lót cần được dặm vá bằng sơn lót thêm một lần nữa.
Bước 4: Thi công sơn PU tự san phẳng
– Khuấy điều 3 thành phân sơn đúng thời gian quy định.
– Thi công đổ và cào điều sơn trên mặt phẳng nền bằng công cụ chuyên dụng.
– Lăn rulo gai để khử bọt khí ( phải đúng thời gian để tránh bề mặt sơn đong rắn tạo lớp răn rulo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nền).
Bước 5: Kiểm tra
– Sử dụng giày đinh để đi vào bề mặt sơn chưa đóng rắn, kiểm tra nhặt bỏ tạp chất để có bề mặt sơn PU tự phẳng đẹp như mặt kính.
– Bảo vệ bề mặt sơn PU để tránh có tác động từ bên ngoài trước khi sơn đóng rắn.
Lưu ý :
– Nếu bề mặt bê tông quá xấu, cần bả trước một lớp tự san phẳng để tránh hiện tượng bọt khí sau đổ.
– Bê tông cần chống thấm ngược tốt và đạt tuổi 28 ngày trước khi thi công.
Nói chung, giải pháp sơn sàn Pu đáp ứng tốt các tính năng về nền, sàn kho lạnh công nghiệp với tuổi thọ lâu dài. Để làm được điều đó đòi hỏi không nhỏ kĩ thuật và kinh nghiệm trong khâu thi công sơn sàn PU. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, đánh phỏm là đơn vị chuyên về cung cấp & thi công sơn sàn công nghiệp.